NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Trang chủ / Tin tức / NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

- Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời Là Gì ?

Video tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=_vNMpSVUO3k

Là một hệ thống gồm nhiều các thiết bị rời rạc được kết nối với nhau, hệ thống điện năng lượng mặt trời có rất nhiều mô hình cũng như các thống số kỹ thuất tương ứng với mỗi thành phần thiết bị trong hệ thống. Bài viết này VietNhatSolar sẽ giới thiệu sơ lược những kiến thức hay nói đúng hơn là những yếu cố cần quan tâm khi bạn tìm hiều cũng như chuẩn bị đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời.

I. Phân loại hệ thống điện năng lượng mặt trời

Hệ thống được phân thành 2 loại chính là hệ thống có hoà lưới và không hoà lưới.

1.Hệ thống điện mặt trời có hoà lưới

Thương được triển khai tại những nơi có lưới điện quốc gia, hệ thống loại này sẽ lấy 2 nguồn điện để cấp cho phụ tải sử dụng điện là nguồn điện từ hệ thống năng lượng mặt trời và lưới điện quốc gia. Tuỳ vào nhu cầu của phụ tải hoặc công suất phát của nguồn điện từ hệ thống năng lượng mặt trời mà bộ hoà lưới sẽ lấy nguồn từ lưới điện quốc gia để bù đăp nguồn điện bị thiếu cấp cho phụ tải (tứ chỉ sử dụng đến nguồn lưới điện quốc gia để bù vào lượng điện năng bị thiếu cấp cho phụ tải nếu nguồn điện mặt trời không đáp ứng đủ).

Hệ thống có hoà lưới này được chia thành 2 loại là có lưu trữ và không có lưu trữ. Hệ thống hoà lưới có lưu trữ sẽ có thêm hệ thống acquy lưu điện tích luỹ nguồn năng lượng dư thừa từ hệ thống pin mặt trời còn hệ thống không có lưu trữ thì không có hệ thống acquy lưu điện.

Ưu điểm của hệ thống có hoà lưới này đó là việc nó sẽ linh hoạt sử dụng lưới điện quốc gia và điện từ hệ thống năng lượng mặt trời. Nguồn điện dư thừa từ hệ thống này có thể bán ngược trở lại lưới điện quốc gia nếu muốn qua đó thời gian thu hồi vốn sẽ giảm xuốn.

1.Hệ thống điện mặt trời độc lập

Thương chủ yếu được lắp đặt tại những nơi chưa có lưới điện quốc gia, hệ thống loại này thường sẽ có thêm acquy lưu trữ để cấp nguồn cho phụ tải vào ban đêm hoặc những lúc ánh sáng yếu.

Hệ thống loại này sẽ không sử dụng các bộ hoà lưới mà sẽ sử dụng các bộ đổi nguồn inverter nên giá thành đầu tư ban đầu sẽ thấp hơn so với hệ thống hoà lưới tuy nhiên với hệ thống này bạn cần tính toán phụ tải chuẩn xác để chọn công suất phát hợp lý và khả năng lưu trữ của hệ thống acquy sao cho đủ dùng trong những ngày ít nắng.

II. Yếu Tố Kỹ Thuật Cần Quan Tâm

1. Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời

Các tấm pin quang năng thường có kích thước từ 2m2 và có trọng lượng khoảng 20 kg và có độ bền trên 30 năm. Vì vậy nhiều người dân đã có ý tưởng thay thế cho mái tole trên sân thượng để giảm sốc nhiệt cho sàn bê tông đồng thời có thể trồng lan hoặc rau sạch bên dưới giàn năng lượng vì nó rất an toàn.

2.Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Môi Trường

Nhiệt độ có tác động rất lớn đến hiệu suất của pin năng lượng mặt trời (độ dẫn điện giảm khi nhiệt độ tăng), nhiệt độ càng tăng thì hiệu suất chuyển đổi sẽ càng giảm xuống

3. Cách bố Trí Pin Năng Lượng Mặt Trời

                            

Tuỳ thuộc vào điạ hình lắp đặt mà chúng ta sẽ có các phương án lắp đặt pin khác nhau tuy nhiên bạn cần chú ý không nên lắp pin theo hướng thẳng đứng hoặc quá dốc gây ảnh hưởng đến thời gian hứng nắng, không nên lắp quá phẳng dẫn đến việc bị đọng nước hoặc bụi bẩn trên tấm pin mặt trời. Góc lắp lý tưởng nhất là nghêng 10 đến 15 độ. Bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố khác gây cản trở việc hứng năng từ các tấm pin mặt trời, tránh các khu vực có nhiều cây lớn hoặc những nhà cao tầng che ánh năng mặt trời chiếu vào pin. Ngoài ra với địa hình lắp đặt trên mái nhà cần chú ý kết cấu mái nhà, hệ thống giá đỡ cũng như các tấm pin thường được thiết kế sử dụng trên 20 năm do đó để tránh việc cải tạo mái nhà sau này làm tăng chi phí cải tạo bạn nên lắp đặt tại những nơi còn chắc chắn hoặc chưa quá cũ. Tốt nhất bạn nên lắp trên mái có trần bê tông hoặc mái ngói có xà gồ chắc chắn.

4. Dây Truyền Tải Điện

Dây điện dùng để truyền tải điện nên dùng loại 1 lõi 2 lớp vở cách điện để hạn chế ngắn mạch và chạm đất. Dây điện nên được đi bên trong ống gen bảo vệ, đấu nối bên trong tủ/hộp bảo vệ.

Hệ thống pin mặt trời cần phải có thiết kế nối đất và chống sét, các thiết bị đều phải được bảo dưỡng định kỳ để hệ thống có thể hoạt động ổn định và an toàn.

5. Lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho gia đình cần vốn đầu tư bao nhiêu

Theo ước tính, mỗi kWp công suất lắp đặt có thể tạo ra lượng điện từ 4 – 6 kWh/ ngày tùy khu vực. Để sinh ra được 1 kWp cần 6m2 mặt bằng (hay không gian mái), Chi phí bình quân từ 15 đến 20 triệu, tùy công nghệ và tùy công suất lắp đặt.

6. Chính sách bảo hành

Với chính sách bảo hành bảo trì tốt nhất thị trường hiện nay, VietNhatSolar tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp.

Bảo hành toàn hệ thống ( Tấm pin 1 đổi 1)

10 năm

Inverter bảo hành:

10 năm

Tấm Pin NLMT bảo hành công suất trên 85% (tuổi thọ pin):

25-30 năm

Bài viết khác

Close
sản phẩm mới đã được thêm vào giỏ hàng của bạn
Giỏ hàng của tôi
( sản phẩm)
Tạm tính
Tổng tiền (Tổng số tiền thanh toán):
Tiếp tục mua hàng
Đặt hàng

0973 858 307